THCSĐông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Nếu bạn là "khách viếng thăm" hãy click vào nút đăng ký để là thành viên. Còn nếu bạn là thành viên hãy click vào nút đăng nhập để vào Diễn Đàn

Cám ơn bạn đã ghé thăm Diễn Đàn THCS - Đông Thọ
THCSĐông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Nếu bạn là "khách viếng thăm" hãy click vào nút đăng ký để là thành viên. Còn nếu bạn là thành viên hãy click vào nút đăng nhập để vào Diễn Đàn

Cám ơn bạn đã ghé thăm Diễn Đàn THCS - Đông Thọ
THCSĐông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Trang ChínhTRANG CHỦGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
HT_Computer Chuyên mua, bán, sửa chữa máy tính, máy in, máy pho to. Nhận bảo trì máy tính tại nhà. Mọi chi tiết xin liên hệ : ĐT: 0979949037 ( Yên phong - Bắc Ninh )
Chào mừng các bạn đã tham gia Diễn Đàn THCSDongtho, Chúc các bạn một ngày vui, khỏe, thành đạt !!! Diên Đàn đang trong quá trình thử nghiệm còn thiếu sót mong các bạn thông cảm. Xin cảm ơn
Danh muc
 Trang Chủ
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Affiliates
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Tuyển sinh : NV2,3 Hệ CĐ Chính quy các khối A,B,D1 các nghành của trường CĐ Công nghệ Bắc Hà.
Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn I_icon_minitimeMon Oct 10, 2011 10:50 pm by Admin
HT_Computer Chuyên mua, bán, sửa chữa máy tính, máy in, máy pho to. Nhận bảo trì máy tính tại nhà. Mọi chi tiết xin liên hệ : ĐT: 0979949037 ( Yên phong - Bắc Ninh )


Comments: 0
Nội Quy Diễn Đàn
Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn I_icon_minitimeSun Jan 23, 2011 8:51 pm by Admin
Nội Quy Diễn Đàn

TIÊU CHÍ CỦA DIỄN ĐÀN THCSdongtho.forumvi.com:

Diễn đàn là sân chơi chung cho tất cả thành viên trường Đông Thọ chúng ta về mọi lĩnh vực.
Bản nội quy này được thông báo công khai đến mọi người và là căn cứ để xử lý và giải quyết thắc mắc của thành viên.
Bài viết vi phạm có thể được …


[ Full reading ]
Comments: 0
Your first subject
Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn I_icon_minitimeSun Jan 23, 2011 8:04 pm by Admin
Take some time to read this information before starting to use the administration of your forum:

How to access your administration panel ?
In the top menu, click on Log In, a new page is displayed. Fill in the username "admin" and the password you have choosen during your registration. If you have lost or forgot it, click here. Once you are logged in, click on the link "Administration Panel" at …

[ Full reading ]
Comments: 0

 

 Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn

Go down 
Tác giảThông điệp
ductoan
Phó Giáo Sư
Phó Giáo Sư
ductoan


Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/02/2011
Age : 40

Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn   Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn I_icon_minitimeSat Feb 26, 2011 1:24 am


Những sai lầm của sĩ tử khi làm
bài thi Ngữ văn

Qua nhiều năm dạy môn Ngữ văn, thầy Trần Quang Đại - giáo viên Trường PTTH Trần Phú (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không khỏi buồn lòng trước thực trạng thí sinh thường gặp những sai lầm “chết người” trong các bài thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH.
Trước thềm các kỳ thi năm nay, thầy Trần Quang Đại đã dành thời gian tổng kết cho các bạn thí sinh những sai lầm trên, với hy vọng giúp các bạn rút kinh nghiệm, làm bài tốt đạt được kết quả tốt nhất trong bài làm của mình.
Dưới đây là nội dung 7 sai lầm được thầy Đại vạch ra:
1. Kể lại cốt truyện, “diễn nôm” bài thơ
Đối với những tác phẩm văn xuôi thường có yêu cầu phân tích nhân vật hay một vấn đề nào đó, thế là các sĩ tử tha hồ kể lể. Mặc dù yêu cầu của đề là cảm thụ, đánh giá chứ không phải là kể lại câu chuyện. Nhiều bài thi rất dài, nhưng không có ý, mà chủ yếu là thí sinh khoe trí nhớ của mình, kể lại chuyện, thậm chí còn thêm thắt, chẳng khác gì “tra tấn” giám khảo.
Đề yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Chí Phèo” thì thí sinh hầu như từ đầu đến cuối bài vanh vách kể lại cốt truyện, thậm chí còn trổ tài học thuộc trích luôn một vài câu nguyên văn mà chẳng có ý nghĩa gì. Cũng vậy, đề yêu cầu phân tích tình huống truyện của “Vợ nhặt” thì thí sinh nhẩn nha kể lại luôn câu chuyện.
Thầy giáo Trần Quang Đại sinh năm 1977, quê Hà Tĩnh, tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Vinh năm 1999, là giáo viên Ngữ văn Trường THPT Trần Phú (Đức Thọ, Hà Tĩnh) từ năm 2000 đến nay.
Trong nhiều năm qua, thầy Đại đã có nhiều công trình khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Đồng thời thầy có nhiều bài báo về những vấn đề dạy học môn Ngữ văn, các vấn đề giáo dục, văn hóa, pháp luật trên các báo và tạp chí trung ương và địa phương.
Thầy cũng là cộng tác viên thường xuyên của chuyên mục Diễn đàn Dân trí (báo điện tử Dân trí).
Trí nhớ tốt là đáng ghi nhận, song yêu cầu của người ra đề là muốn kiểm tra xem thí sinh hiểu câu chuyện như thế nào, trình bày rõ ràng về một vấn đề cụ thể từ câu chuyện ấy, chứ không phải là kể lại câu chuyện một cách chán ngắt. Các chi tiết cần được dẫn ra một cách thông minh, để làm sáng tỏ luận điểm.
Đối với tác phẩm thơ thì không ít thí sinh sa vào “diễn nôm” lại ý nghĩa của những câu thơ. Tuy cần phải cắt nghĩa, giảng giải để hiểu rõ thêm, để thấy được những đặc sắc riêng của câu thơ, bài thơ, nhưng không có nghĩa là thí sinh chỉ việc diễn nôm lại ý nghĩa bài thơ. Câu “Câu thơ này cho thấy, đoạn thơ này nói lên, bài thơ này nghĩa là….” đã trở thành “công thức” trong bài làm của không ít sĩ tử. Bài thơ vốn hay, qua tài “chế biến” của “sĩ tử” bỗng trở nên nôm na, sống sượng.
2. Vận dụng thao tác so sánh bất hợp lý
Nhiều thí sinh khi làm bài đã vận dụng thao tác so sánh. Đây là phương pháp sẽ đạt hiệu quả cao nếu như biết xử lí phù hợp. So sánh khiến cho vấn đề được mở rộng, thú vị hơn, chứng tỏ người viết có kiến thức, tư duy. Ví dụ khi phân tích về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng thì so sánh, liên hệ với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, hai bài thơ cùng viết về những chiến sĩ Vệ quốc thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. Hoặc có thể so sánh nhân vật Chí Phèo với các nhân vật chị Dậu, lão Hạc…
Tuy nhiên, không ít thí sinh trong khi so sánh đã rơi vào tình trạng “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”, nghĩa là sa đà vào phân tích nội dung liên hệ, mở rộng, mà lơ là phần nội dung chính của bài làm. Hậu quả là bài tuy có vẻ bay bổng, “uyên bác”, song vì vấn đề chính chưa được trình bày đầy đủ, sâu sắc, nên kết quả vẫn không cao.
3. Gọi tên nhân vật không phù hợp
Nhiều sĩ tử vẫn hồn nhiên gọi nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là “hắn”. Có bạn lại gọi nhân vật người phụ nữ “vợ nhặt” trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân hay nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao là “thị”. Các bạn tưởng đúng, vì chính tác giả cũng viết như thế. Song chỉ nhà văn có thẩm quyền gọi tên nhân vật như vậy, xuất phát từ phong cách hài hước, và có ý đồ nghệ thuật riêng. Còn nếu sĩ tử cũng gọi như vậy, thì vô hình trung đã mắc lỗi thiếu lịch sự; hoá ra sĩ tử coi thường nhân vật? Nên gọi một cách lịch sự, khách quan là nhân vật, hay người phụ nữ, người đàn bà, hoặc chỉ gọi tên nhân vật (Chí Phèo)…
Đồng thời, một số sĩ tử nhầm lẫn giữa nhà thơ với nhân vật trữ tình nên viết “Về với nhân dân, Chế Lan Viên vô cùng hạnh phúc, xúc động” (cảm nhận về bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên), “Hàn Mặc Tử ngỡ ngàng trước cái đẹp của Vĩ Dạ”… Đó là cách nói không chính xác, không thể gọi tên tác giả, mà phải nói là “nhân vật trữ tình”.
Cách gọi tên các nhân vật trong tác phẩm đòi hỏi sự tinh tế, lịch lãm của người đọc, mà các giáo viên cần hướng dẫn thường xuyên trong các bài giảng. Do khuôn khổ bài viết nên không thể nói hết được, nói chung nên chú ý nguyên tắc khách quan, có văn hoá.

4. Thích giáo huấn, sướt mướt
Kết thúc bài phân tích về “Rừng xà nu”, một thí sinh đã “tích hợp” luôn một bài học về lòng yêu nước, lí tưởng của thanh niên ngày nay. Một thí sinh sau phần nêu cảm nhận về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh cũng “lên lớp” giám khảo một bài học về sự trong sáng, chung thủy của tình yêu, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường có nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội. Đành rằng đọc xong tác phẩm, mỗi người sẽ rút ra được những kinh nghiệm, bài học riêng, song không nhất thiết phải thể hiện “lập trường tư tưởng” trong bài văn.
Không ít thí sinh lại thiên về xu hướng “sến” với các từ “Ôi, Than ôi, Biết mấy…” xuất hiện với tần suất khá cao trong bài. Khi yêu cầu bình luận về một câu danh ngôn về tình bạn, thí sinh viết “Các bạn ơi, tình bạn là thiêng liêng, cao quý lắm!”. Xin thưa, bài văn nghị luận là văn bản thuộc phong cách khoa học, cần chú trọng yêu cầu chính xác, khách quan, có bằng chứng xác đáng, lôgic. Người viết (thí sinh) và người đọc (giám khảo) là bình đẳng. Vì vậy, viết “các bạn ơi”, “các bạn ạ”, “các bạn biết không” hay “kính thưa thầy cô”… đều không phù hợp. Và không phải là thêm vào mấy từ “Ôi, biết bao, biết mấy”… là bài văn có cảm xúc, hay hấp dẫn hơn. Giám khảo sẽ dễ dàng phân biệt cảm xúc, tình cảm thật hay là tình cảm có tính chất “hô khẩu hiệu” của thí sinh.
5. Chưa nắm được kết cấu của bài nghị luận xã hội
Từ năm 2009 trong đề thi Ngữ văn có câu nghị luận xã hội (30% số điểm). Đa số thí sinh mất nhiều điểm ở câu tưởng chừng như “dễ ăn” này, bởi vì chưa biết cấu trúc bài làm.
Bài nghị luận xã hội có hai dạng: Nghị luận (bàn bạc) về một tư tưởng, đạo lý, nghĩa là trao đổi, thảo luận về một ý kiến, một quan điểm. Ví dụ: Suy nghĩ về quan điểm “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “Học thầy không tầy học bạn” hoặc “Hạnh phúc là đấu tranh”… Dạng thứ hai là nghị luận về một hiện tượng đời sống, yêu cầu người viết trình bày nhận thức, quan điểm về những hiện tượng đáng lưu ý, “có vấn đề” trong đời sống. Ví dụ suy nghĩ về hiện tượng học sinh nữ đánh nhau; suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài không trở về Việt Nam làm việc; về hiện tượng tệ nạn xã hội trong giới trẻ…
Dạng thứ nhất (Nghị luận về tư tưởng, đạo lý) cấu trúc bài làm luôn có ba phần:
- Giải thích, nêu vấn đề cần nghị luận
- Bàn luận: Ý nghĩa, mặt đúng, mặc tích cực; mặt tiêu cực, cần bổ sung…
- Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ thế nào, hành động ra sao, liên hệ bản thân.
Dạng thứ hai (nghị luận về hiện tượng đời sống) cấu trúc cũng có ba phần:
- Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng đó phản ánh điều gì, xu hướng gì.
- Giải thích nguyên nhân hiện tượng.
- Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng xử.
Nhiều thí sinh mất điểm vì viết lan man, bài dài nhưng không có ý. Nếu trình bày đúng cấu trúc như trên, bảo đảm suy nghĩ không chệch hướng, và dễ đạt điểm cao. Bài nghị luận xã hội người viết có quyền trình bày quan điểm, tư tưởng, kinh nghiệm sống riêng, song để thuyết phục được người đọc thì bài văn bao giờ cũng phải đi theo một mạch tư duy sáng rõ, mạch lạc.
Xin “bật mí” thêm, muốn làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội, thí sinh nên quan tâm đến những vấn đề xã hội, những quan niệm về lí tưởng, hạnh phúc, tình yêu, tình bạn… và tạo cơ hội tranh luận, “vặn vẹo” đúng sai, giải thích nguyên nhân, nêu quan điểm, giải pháp. Lâu dần sẽ rèn luyện khả năng nhận thức vấn đề nhanh, tranh biện sắc sảo, thuyết phục.

6. Mở bài chệch choạc, mông lung
Nhiều thí sinh cảm thấy khó khăn khi viết mở bài. Nhiều bạn muốn có một mở bài ấn tượng, “hoành tráng” theo kiểu mở bài gián tiếp, nhưng tốn nhiều thời gian mà kết quả lại không như ý. Mở bài gián tiếp nếu thành công sẽ tạo ấn tượng tốt với giám khảo, và đem lại chất văn cho bài. Tuy nhiên nếu người viết non tay thì sẽ bị phản tác dụng, rơi vào lan man. Mà nếu mở bài hay nhưng thân bài dở thì cũng chẳng ích gì.
Tốt nhất là nên mở bài trực tiếp, giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề theo kiểu “mở cửa thấy núi” (khai môn kiến sơn). Mở bài có hay đến mấy cũng chỉ được tối đa 0,5 điểm, nên cần chú trọng dồn “nội lực” vào phần thân bài.
7. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Những lỗi không đáng có này năm nào cũng có người nhắc nhở, nhưng nhiều thí sinh vẫn không chú ý khắc phục. Đó là viết chữ quá nhỏ, nét quá mờ. Nhiều thí sinh không xuống hàng, cả bài chỉ một đoạn văn, làm giám khảo “theo” đọc đứt cả hơi. Bài văn nghị luận bao gồm nhiều ý (luận điểm), mỗi ý như vậy nên tách thành một đoạn văn, vừa lôgic, vừa dễ theo dõi.
Có thí sinh khi trích dẫn câu thơ, đoạn thơ, hay câu văn lại viết một hai chữ rồi thêm dấu ba chấm, coi như giám khảo đã biết rồi, hoặc cẩu thả đến mức trích dẫn sai. Nhiều bạn lại không chừa lề, bài vừa nhìn rườm rà mà không có chỗ cho giám khảo cho điểm chi tiết. Những việc “tiết kiệm” như thế không được giám khảo hoan nghênh, và dĩ nhiên là sĩ tử sẽ thiệt thòi.
Còn nếu sĩ tử nào vẫn mắc lỗi kiểu “chưa sạch nước cản” như sai chính tả, ngữ pháp, lạc đề, chữ như gà bới… thì thi rớt là cái chắc.


Về Đầu Trang Go down
 
Những sai lầm của sĩ tử khi làm bài thi Ngữ văn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những bài văn cười ra nước mắt
» Những vần thơ cho ngày 20-11
» WOW hinh dep ghe nhung ...
» Đến với những bài thơ hay và cảm động về Mẹ
» # 1 trong những bài văn hay bất hủ quả đu đủ.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THCSĐông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh :: THẢO LUẬN HỌC TẬP :: Môn Văn-
Chuyển đến